Hiện nay, các mẫu nhà mái Thái rất được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong kiến trúc xây dựng ở Việt Nam. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, ngoại thành vì nó phù hợp với không gian sân vườn rộng rãi mang đến sự sang trọng, cuốn hút nhưng không kém phần gần gũi.
1. Nhà mái thái là gì?
Nhà mái thái là một mẫu nhà theo phong cách cấu trúc thấp tầng và thường là một trệt một tầng. Các bộ phận thiết kế của nhà mái thái này bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đều được thiết kế theo nét kiến trúc Thái.
Mái nhà kiến trúc kiểu mái thái rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.
Đặc điểm chính của mẫu nhà này là mái có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau và dốc. Kiểu thiết kế nhà này được đánh giá là rất cầu kỳ và chi phí thi công cũng tốn kém hơn so với các mẫu nhà khác.
2. Các kiểu mái thái thông dụng hiện nay
Hiện nay, các kts khi thiết kế kiến trúc nhà mái thái để sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau với đầy đủ mẫu mã như ngói sóng lớn, ngói sóng nhỏ hay mái giả đá,.. Phổ biến nhất là kiểu mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà.
3. Ưu – Nhược điểm nhà mái thái
- Về thiết kế:
Kiểu nhà mái thái hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng, kiến trúc, diện tích xây dựng. Với sự tinh tế, cật nhật liên tục, học hỏi, đổi mới tư duy trong thiết kế, kts ngày nay đã tạo ra nhiều mẫu thiết kế nhà mái thái hiện đại và sắc nét hơn.
- Về vật liệu thi công:
Vật liệu thi công nhà mái thái cũng trở nên rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, tính thẩm mỹ, sự mới lạ cũng đã và đang mang đến sự độc đáo và mới lạ cho công trình rất nhiều.
Hiện nay, trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều loại gạch không nung với kích thước, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Tuổi đời của dòng sản phẩm gạch không nung này cũng rất cao sẽ tăng thêm tuổi thọ cho công trình. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, nhiều gia chủ còn lựa chọn vật liệu tole giả ngói để có được ngôi nhà mái thái như mong muốn.
- Về tính thẩm mỹ:
Với kiến trúc ngôi nhà mái thái dể dàng nhận thấy vẽ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà. Từ những mẫu nhà phố hiện đại khoẻ khoắn vuông vức, khi kết hợp với mái thái lại nhịp nhàng mềm mại, có vẻ như hai dáng vẻ đối ngược nhau nhưng khi kết hợp với nhau bổ sung cho nhau tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo. Đến những mẫu nhà vườn dễ dàng thu hút người đối diện được tạo nên từ kiến trúc và tự nhiên.
Nhà mái thái cũng là điểm nhấn, nét đặc trưng trong văn hóa kiến trúc của người Á Đông từ xưa đến nay. Mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều loại công trình. Dễ dàng cải tiến, cách tân, biến đổi để tạo nên sự mới lạ trong các ngôi nhà.
- Về phong thủy:
Theo trường phái phong thủy truyền thống: Kiến trúc nhà mái thái một phần ảnh hưởng đến phong thủy, tiền tài, sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Một phần tránh được hiện tượng tích tụ khí âm, khí xấu, hung khí cho ngôi nhà.
Theo trường phái phong thủy hiện đại: Kiến trúc nhà mái thái tạo không gian sống thoáng mát, thoải mái nhờ vào mái dốc lớn, khoảng không trên mái thoát được dòng khí nóng, tạo dòng đối lưu đưa dòng khí mới vào không gian trong và thải dòng khí củ ra bên ngoài. Gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy thoải mái khi sống trong ngôi nhà mái thái.
4. Nhược điểm nhà mái thái:
Bên cạnh những ưu điểm thì kiến trúc nhà mái thái vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm như sau:
- Thời gian thi công dài.
- Chi phí xây dựng cao hơn so với nhà mái bằng và nhà mái tole thông thường.
- Khó để cải tạo lên thêm tầng, khi lên tầng tốn kém thêm chi phí phá dỡ phần mái.
XD Song Anh
Bài viết liên quan: