Như quý vị đã biết, gạch xây dựng nhà ở giữ nồng cốt k hề nhỏ trong kết cấu, chất lượng công trình, việc bức tường gạch, cột xây bằng gạch có bền vững, chắc chắn theo thời gian hay không là nằm ở khâu lựa chọn gạch xây chất lượng, kiểm soát chất lượng gạch xây, kiểm soát chất lượng vật tư thi công, và kiểm soát biện pháp thi công, giám sát thi công hiệu quả.
Làm thế nào để nhận định được gạch xây dựng nhà ở đạt chất lượng? Đó là câu hỏi mà rất rất nhiều Gia chủ khi tìm đến XD SONG ANH nhờ tư vấn.
Bài viết dưới đây XD SONG ANH sẽ hướng dẫn cho Qúy gia chủ cách lựa chọn gạch xây đạt chất lượng cũng như cách thức kiểm tra chất lượng gạch xây đạt hiệu quả và các loại gạch xây thông dụng hiện nay.
1. Cách lựa chọn gạch xây đạt chất lượng cũng như cách thức kiểm tra chất lượng gạch xây đạt hiệu quả?
- Màu sắc viên gạch: Màu viên gạch nhìn chung phải đồng đều. Đối với loại gạch nung thì màu sắc liền lạc, nung đủ lửa, gạch không non cũng không già.
- Gạch xây phải đủ kích thước theo quy định và catalouge của nhà sản xuất. Ví dụ: đối với gạch ống 4 lỗ nung kích thước đủ là 80x80x180 (mm), gạch thẻ 2 lỗ nung kích đủ là 40x80x180 (mm).
- Bề ngoài viên gạch có góc cạnh sắc nét, vuông vắn.
- Lựa chọn loại gạch không bị bể, sứt mẻ, cong vênh, cầm cảm thấy chắc tay.
- Kiểm tra chất lượng bên trong viên gạch bằng cách: Đập vỡ 1 viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đây là loại gạch có chất lượng kém không tốt. Bạn nên tìm chọn loại gạch khi đập vỡ không quá vụn, không quá nát.
- Dùng 2 tay đập mạnh 2 viên gạch với nhau. Nếu âm thanh phát ra dứt khoát, tiếng va chạm đanh, trong trẻo, rõ ràng thì đây là loại gạch có chất lượng tốt.
- Làm rơi viên gạch ở độ cao khoảng 1m, nếu gạch tốt thì chắc chắn nó sẽ không bị vỡ hoặc chỉ bị mẻ nhỏ.
- Ngâm viên gạch trong nước khoảng 24 giờ. Sau đó cân lại trọng lượng của viên gạch trước và sau khi ngâm. Nếu như trọng lượng viên gạch nặng thêm 15% thì không nên sử dụng loại gạch này.
- Nên chọn những lô gạch có màu sắc tương đồng nhau để đảm bảo đồng bộ về chất lượng.
2. Các loại gạch xây thông dụng hiện nay
a. Gạch nung thủ công (Gạch tuynel):
Là loại gạch được sử dụng nhiều nhất trong các dự án biệt thự, nhà phố. Là loại gạch được làm từ đất sét với màu nâu đỏ đặc trưng. Đất sét sau khi khai thác sẽ được mang đi ngâm ủ, loại bỏ tạp chất rồi chuyển qua giai đoạn sơ chế, nhằm đạt được độ mịn, dẻo theo quy chuẩn sản xuất. Tạo hình và mang đi phơi nắng hoặc sấy khô theo thời gian quy định. Sau đó đem nung ở nhiệt độ 900 độ C - 1000 độ C. Gạch thành phẩm sẽ đáp ứng được các tính năng chống ẩm, chịu lực, chịu nhiệt rất tốt.
Gạch Tuynel bao gồm các loại sau:
b. Gạch không nung:
Đây là loại gạch được Bộ xây dựng Việt Nam định hướng phát triển thay cho gạch nung truyền thống
Gạch không nung hay còn gọi là gạch block được cấu tạo từ thành phần chính là xi măng, cát và đá mạt. Gạch được sản xuất trên dây truyền cơ giới hóa cao, đóng rắn bằng công nghệ rung ép, thay vì tác động bằng nhiệt độ. Gạch có trọng lượng nhẹ, kích thước lớn hơn từ 2-11 lần so với gạch nung. Gạch không nung có 2 loại chính như sau:
- Gạch bê tông khí chưng áp (AAC):
Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất từ xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí. Gạch có kích thước đa dạng, trong đó kích thước gạch sử dụng cho tường 100 là 100x200x600 (mm), tường 150 là 150x200x600 (mm), tường 200 là 200x200x600 (mm). Trọng lượng gạch ACC là 600-850 kg/m3 bằng khoảng 1/2 gạch thẻ đặc. Gạch ACC phù hợp xây dựng cho cả công trình dân dụng, công trình dịch vụ và công nghiệp. Chuyên dụng cho các hạng mục tường bao, tường ngăn, lát sàn, chống nóng mái, ...
* Ưu điểm:
- Trọng lượng nhẹ, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công thi công. giúp giảm tải trọng cho nhựng dự án có nền đất yếu.
- Khả năng cách âm cự tốt nên thường được áp dụng xây tường quán Karaoke, quán Bar, nhà nuôi chim yến.
- Độ bền vững cao, chịu lực tốt.
- Hệ số dẫn nhiệt thấp, giúp điều hòa nhiệt độ và chống cháy hiệu quả.
- Thân thiện với môi trường, sản xuất gạch không nung giảm thiểu gấp 5 lần lượng khí thải CO2 so với sản xuất gạch nung truyền thống.
* Nhược điểm:
- Khả năng chống thấm hạn chế, không phù hợp những dự án ẩm, nhiều nước.
- Được xem là loại gạch kén vữa, không thể xây với xi măng thông dụng.
- Không phù hợp để xây dựng các công trình có kiến trúc nhiều góc cạnh.
- Gạch bê tông cốt liệu:
Gạch bê tông cốt liệu có mẫu mã, kích thước đa dạng và linh hoạt. Gạch bê tông cốt liệu có thành phần là bột đá, xi măng và các chất phụ gia. Tương tự như gạch đất sét nung, gạch bê tông cốt liệu được sản xuất theo dạng khối đặc, dạng 2 lỗ, 4 lỗ,... Gạch có kết cấu vững chắc theo nguyên lý hình thành bê tông. Về trọng lượng gạch bê tông cốt liệu nặng gấp 3 lần gạch ACC.
Gạch bê tông cốt liệu phù hợp với các loại công trình đòi hỏi khả năng chịu tải cao, thường được sử dụng để xây tường chịu lực, tường bao che.
* Ưu điểm:
- Kích thước, hình dáng đa dạng, phù hợp với nhiều loại hình, công năng xây dựng.
- Khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt tốt.
- Độ bám vữa cao giúp tăng khả năng chịu lực, giảm thiểu tình trạng rạn nứt.
- Thân thiện với môi trường.
* Nhược điểm:
- Trọng lượng nặng gây khó khăn khi vận chuyển và thi công.
- Giá thành cao.
XD Song Anh
Bài viết liên quan: